Máy đóng bao của Haver & Boecker hiệu RotoCem là máy đóng bao được thiết kế mới sau phiên bản máy đóng bao thông dụng Rotopacker, tuy nhiên sau hơn 2 năm sản xuất và cung cấp ra thị trường hệ máy đóng bao này đã thể hiện một số nhược điểm không phù hợp với yêu cầu thực tế do vậy Haver đã quyết định không sản xuất và đã quay lại với hệ máy đóng bao Rotopacker truyền thống và dòng máy Roto Classic. Đây là máy đóng bao quay được thiết kế 8 vòi với năng suất 120 t/h, sử dụng CPU MECIII chỉ với 01 màn hình điều khiển kết nối 8 CPU của 8 vòi.
Điểm khác biệt lớn nhất và nhược điểm của nó là chỉ sử dụng duy nhất một ghế đá bao cho 8 vòi thay vì 8 ghế đá bao cho 8 vòi như hệ máy đóng bao Rotopacker thông dụng. Ghế đá bao này sử dụng truyền động bằng động cơ giảm tốc và biến tần điều khiển, không sử dụng xy lanh đá bao như hệ RotoPacker. Do chỉ sử dụng duy nhất một ghế đá nên tần suất làm việc của ghế đá này rất cao, thường xuyên bị gãy các trục khuỷu, tay đòn truyền động, hộp giảm tốc, khi hỏng ghế đá phải dừng toàn bộ máy đóng bao, việc thay thế và sửa chửa tốn nhiều thời gian và đòi hỏi độ chính xác cao. Khi chỉ sử dụng duy nhất một ghế đá nên toàn bộ các bao thiếu khối lượng, bao bể, bao không đạt yêu cầu, ghế đá đều đá ra vị trí băng tải xuất ra khách hàng, nếu hệ thống máy phá bao bể không làm việc thì sẽ ảnh hưởng lớn đến khối lượng bao xi măng xuất cho khách hàng. Do không có ghế nên các bao xi măng được treo trực tiếp trên vòi, với sức nặng của xi măng làm rạng các đường chỉ may hoặc rách bao xi măng, đặc biệt các nhà máy sử dụng vỏ bao PK, do vậy tỷ lệ bao bể rất cao khi sử dụng máy đóng bao RotoCem. Hiện nay Optimize đã nghiên cứu cải tạo thành công chuyển đổi máy đóng bao RotoCem sang hệ máy đóng bao RotoPacker 8 ghế đá cho 8 vòi. Toàn bộ các chương trình phần mềm của máy đóng bao cũng sẽ được thay đổi cho phù hợp với ghế đá mới.
Hiện tại các máy đóng bao được cải tạo tại xi măng Thăng Long ( 6 máy ); Xi măng Sông Thao ( 01 máy )
Máy đóng bao Rotocem trước khi cải tạo.
Máy sau khi cải tạo xem clip tại đây