Bạn đã và đang có những ý tưởng để xây dựng một chiến lược tiết kiệm điện toàn diện trong một nhà máy sản xuất Công nghiệp. Rất hay, đây là một thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu một chiến lược tổng thể, lâu dài để giảm hóa đơn tiền điện hằng tháng, giúp giảm giá thành sản phẩm và cạnh tranh vượt trội trên thị trường.
Các bước sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về xây dựng chiến lược này:
1. Thành lập ngay một tổ, hay một ban tiết kiệm năng lượng trong Công ty:
- Đưa mục tiêu tiết kiệm điện lên hàng đâu, giao cho những cán bộ chuyên trách về tiết kiệm điện thường xuyên theo dõi, đánh giá mức độ tiêu thụ điện từng kì, những nguyên nhân và đưa ra được các giải pháp.
- Tập trung nghiên cứu cải tiến thiết bị, công nghệ để tiết kiệm điện theo từng kế hoạch cụ thể.
- Thường xuyên tham quan học hỏi ở những đơn vị đã thành công trong việc tiết kiệm điện hoặc những nhà máy sản xuất tương tự nhưng có công nghệ hiện đại hơn.
- Xây dựng và tạo lập được những văn bản, quy trình về sử dụng thiết bị để tiết kiệm điện.
- Rà soát và nghiên cứu lại những quy trình quy phạm trước đây đã ban hành, có còn phù hợp đến hiện nay hay không, cần thiết phải xây dựng lại từ đầu, đưa mục tiêu tiết kiệm điện vào từng văn bản.
- Xây dựng một hệ thống quản lí chất lượng toàn diện trong nhà máy.
2. Đặt mục tiêu tiết kiệm điện lên những giải pháp ban đầu nhưng không tốn chi phí:
- Tăng năng suất thiết bị: Tất nhiên việc tăng năng suất và duy trì sản xuất ổn định của thiết bị sẽ tiết kiệm điện năng nhiều nhất, điều này ai cũng có thể nhận ra. Tuy nhiên đã thực hiện được đến đâu, đã thực sự đạt đến đỉnh điểm của năng suất của thiết bị hay chưa? Có tìm ra được những giải pháp mới để tăng được năng suất nữa hay không. Tuy nhiên năng suất cũng sẽ không tăng được mãi và cần phải có những giải pháp khác.
- Xây dựng một kế hoạch sản xuất và bảo dưỡng sửa chữa thiết bị hợp lí, đúng kì hạn cần phải thay thế hoặc dừng máy để bảo dưỡng, toàn bộ quá trình này cần phải thực hiện nghiêm túc, khoa học. Như thế các thiết bị trong nhà máy sẽ làm việc được ổn định hơn, đồng nghĩa với việc tiết kiệm điện được nhiều hơn.
- Tiết kiệm điện từ những thiết bị nhỏ nhất: Các thiết bị phục vụ quá trình sản xuất công nghiệp như chiếu sáng, điều hòa, bơm nước, máy tính và các thiết bị văn phòng... Các thiết bị này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong một nhà máy sản xuất công nghiệp tuy nhiên bạn cũng cần phải đặt mục tiêu tiết kiệm. Đừng nghỉ nó nhỏ, nếu thực hiện tốt, số tiền tiết kiệm có thể trả lương cho 10 công nhân.
- Giảm thiểu các thiết bị chạy không tải, non tải trong thời gian dài. Rút ngắn thời gian khởi động công đoạn đến khi ra sản phẩm ổn định.
- Hãy lắng nghe những đơn vị tư vấn: Đừng nghĩ rằng mình sẽ giải quyết tốt và hiểu hết mọi việc, cần thiết phải lắng nghe những giải pháp của các đơn vị tư vấn về tiết kiệm điện bên ngoài, những người có nhiều kinh nghiệm trong việc đưa ra các giải pháp về tiết kiệm năng lượng, cơ bản là bạn cũng không mất gì.
3. Bắt tay vào những thiết bị đầu tư thấp nhưng hiệu quả cao:
- Hãy nghiên cứu kỹ những thiết bị nào có khả năng tiết kiệm điện được nhiều nhất, tập trung vào những thiết bị như quạt, phân ly, bơm.. đặc biệt những thiết bị chạy non tải hoặc thay đổi nhiều về lưu lượng.
- Với những thiết bị chạy non tải cần cần phải đánh giá kỹ có khả năng lắp biến tần để tiết kiệm điện được không hay dùng những giải pháp khác, ví dụ với các vít tải, băng tải, gàu tải hay quạt máng khí động, việc áp dụng biến tần cho những thiết bị này hiệu quả không cao, đôi khi làm tăng sản lượng điện tiêu thụ. Với các thiết bị này có thể tính toán lại và thay đổi động cơ có công suất nhỏ hơn, phù hợp với yêu cầu. Ngoài ra các thiết bị này cần xem xét sử dụng thiết bị POWERBOSS, với thiết bị powerboss sẽ cho phép khởi động mềm hơn, tự động điều chỉnh công suất, không thay đổi được tốc độ nhưng vẫn tiết kiệm được điện năng tiêu thụ cho các động cơ.
- Các hệ thống quạt có sử dụng van đóng mở để thay đổi lưu lượng gió được xem xét và đặt lên hàng đầu, ngoài ra các hệ thống bơm nước, bơm dầu và động cơ phân ly là những thiết bị có khả năng tiết kiệm điện được rất lớn. Chỉ đầu tư một chi phí khá thấp nhưng cũng đem lại hiệu quá rất cao về tiết kiệm điện, thời gian hoàn vốn có thể từ 6 tháng đên 15 tháng.
4. Đánh giá sơ bộ kết quả đạt được từ những bước trên:
Sau thời gian triển khai chương trình tiết kiệm điện, cần phải đánh giá những kết quả làm được, công bố rõ bằng những con số làm lợi từ chương trình này. Hãy trích một vài phần trăm từ giá trị làm lợi để thưởng cho những người tham gia, khích lệ tinh thần làm việc và tạp trung nghiên cứu sâu hơn về vấn đề tiết kiệm điện.
5. Tiếp tục thực hiện tiết kiệm điện ở những bước lớn hơn:
Sau khi thực hiện được những bước trên, hiệu quả bắt đầu đem lại, hãy bắt tay ngay vào những bước lớn hơn:
- Kiểm tra lại toàn bộ các động cơ trong nhà máy:
Hầu hết các nhà máy sản xuất lâu năm, các động cơ đã được quấn lại nhiều lần, mỗi lần quấn lại động cơ thì hiệu suất sẽ giảm từ 1%-3% tùy theo kỹ năng người thợ quấn dây. Khi hiệu suất động cơ giảm sẽ tăng tiêu thụ điện năng. Giải pháp tốt nhất hãy thay thế những động cơ này bằng những động cơ hiệu suất cao. Khi thay thế các động cơ này cần đánh giá lại công suất cần thiết của nó, không nên quy đổi bằng phương pháp lấy theo công suất động cơ cũ.
Khi thay các động cơ cũ hiệu suất thấp bằng những động cơ mới hiệu suất cao hơn, ngoài việc giảm điện năng tiêu thụ còn giúp cho dây chuyền hoạt động ổn định hơn đồng nghĩa với việc tiết kiệm hơn.
- Kiểm tra lại toàn bộ các hộp giảm tốc:
Rất nhiều các động cơ trong nhà máy truyền động thông qua hộp giảm tốc, nếu hộp giảm tốc không tốt sẽ tăng tải cho động cơ, đồng nghĩa với việc tiêu thụ điện năng cao hơn.
6. Kiểm tra tổng thể hệ thống điện nhà máy:
Sau nhiều năm làm việc, các thiết bị điện trong nhà máy đã già cổi, các cáp điện, đầu cos, các thiết bị đóng cắt đã đến lúc cần phải kiểm tra thay thế hoặc có chiến lược bảo dưỡng tổng thể.
Với những sợi cáp điện sau thời gian làm việc, trở kháng sẽ tăng tên, gây tổn thất điện rất lớn, việc này cũng phải cân nhắc thay thế, vừa đảm bảo an toàn vừa tiết kiệm được điện năng.
Các điểm đấu nối, đóng cắt, nếu không tốt sẽ phát sinh hồ quang, gây tổn thất điện năng lơn cũng cần phải được kiểm tra thay thế.
Hệ thống bù trong nhà máy: Nếu bạn không bị phạt hệ số công suất phản kháng không có nghĩa rằng không quan tâm đến hệ thống tụ bù, nếu nhà máy bạn đang sử dụng cấp 6kV, cần thiết phải lắp thêm hệ thống bù 380V, có như thế điện áp mới ổn định, bảo vệ được các thiết bị cũng như tăng cường khả năng tiết kiệm điện hơn.
7. Tự động hóa nhà máy:
Rõ ràng những nhà máy có hệ thống tự động hóa cao thì sẽ giảm được tiêu hao điện năng hơn so với nhà máy có cùng công suất. Việc tự động hóa toàn diện nhà máy sẽ đem lại hiệu quả rất lớn từ việc vận hành, giám sát, bảo vệ thiết bị cũng như tính liên động của nó. Góp phần to lớn trong việc tiết kiệm điện năng cũng như bảo vệ tốt thiết bị.
Ngày nay tự động hóa nhà máy không còn là vấn đề to lớn như nhiều người vẫn suy nghĩ, rất đơn giản, ai cũng có thể làm được. Chỉ cần một máy tính vận hành trung tâm có thể điều khiển và giám sát được toàn bộ nhà máy, vừa tiết kiệm nhân công vừa tiết kiệm điện và tăng được năng suất của toàn hệ thống.
Nếu nhà máy bạn chưa có hệ thống tự động hóa, bạn phải lập chiến lược để đầu tư hệ thống này và từng bước hãy quên đi những nút bấm thời xa xưa.
8. Ra các quyết định mua sắm:
Khi bạn sắp quyết định mua mới một thiết bị nào, bạn cần phải luôn đặt câu hỏi thiết bị này có tiết kiệm điện không, còn có những thiết bị nào tốt hơn không? Có giải pháp nào phù hợp hơn không?
Ví dụ: Bạn đang chuẩn bị mua một khởi động mềm cho một thiết bị, bạn hãy cân nhắc, có thể giải pháp tốt hơn là mua Powerboss thay vì mua khởi động mềm.
Hãy đặt vấn đề tiết kiệm điện lên hàng đầu trước khi ra quyết định.
9. Kiểm toán năng lượng toàn nhà máy:
Rất cần thiết để tiết kiệm điện năng, có như vậy bạn mới có một cái nhìn tổng thể về vấn đề lãng phí năng lượng trong nhà máy, thấy rõ được nhưng công đoạn đang còn lãng phí. Điều này nhất thiết bạn phải cần một đơn vị tư vấn, khảo sát, đánh giá tổng thể và đưa ra những giải pháp để tối ưu toàn diện nhà máy.
Chúng tôi luôn đồng hành cùng doanh nghiệp bạn.